NHỮNG SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ CẦU LÔNG

Có lẽ trong tâm trí của đa số mọi người thì cầu lông là một môn thể thao đơn giản và mang tính giải trí cao, tuy nhiên thực tế lại khá bất ngờ.

1. Bất ngờ đầu tiên: Tốc độ của môn cầu lông!

Cầu lông thi đấu ở Opympics không giống như những gì chúng ta thường thấy mọi người chơi ở sân sau nhà hoặc ở công viên. Một số vận động viên thi đấu có thể đập cầu ở tốc độ 200 dặm / giờ tức là khoảng hơn 320km/h.

Thậm chí theo kỷ lục Guinness, tốc độ cầu lông đạt đến 426km/h do Mad Pieler Kolding lập vào 10-10-2017 ở Ấn Độ.

2. Bất ngờ thứ hai: Thể lực trong cầu lông

Một trận đấu cầu lông diễn ra sấp xỉ 1 giờ 15 phút trong khi một trận đấu tennis có thể diễn ra đến 3 giờ. Nếu so sánh giữa trận chung kết Wimbledon và vô địch cầu lông thế giới cùng diễn ra năm 1985 thì quảng đường vận động viên cầu lông di chuyển là 3.7miles (khoảng 6km) còn đối với tennis là 1.8miles (khoảng 2.9km). Chúng ta có thể thấy thể lực trong môn cầu lông cực kỳ khủng khiếp, chắc có lẽ chỉ sau môn bóng đá mà thôi.

3. Bất ngờ thứ ba: Quả cầu lông là một trong những tạo vật tinh tế nhất trên đời

Sự tinh tế không nhất thiết phải đến từ những gì quá khủng khiếp, mà chính quả cầu lông cũng là một tạo vật cực kỳ tinh tế mà nhân loại đã làm ra.

Nhắc đến sự tinh tế, thường ta nghĩ đến những gì phức tạp, tinh vi như những bức họa nổi tiếng. Bên trong sẽ có đường nét chấm phá tinh tế nhất định, mà cũng chỉ có những con người đủ độ am hiểu mới nhận ra được.

Tuy nhiên, sự tinh tế thể hiện ở rất nhiều sự vật, sự việc quanh ta. Và hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với một vật như thế. Đó chính là quả cầu lông (shuttlecock).

Tại sao cầu lông lại là một tạo vật tinh tế?

Hãy thử nhìn vào cái cách quả cầu bay qua lưới xem: nó có thể xuất phát với tốc độ cực cao (tuỳ theo lực đập). Nhưng sẽ hãm phanh giữa chừng và rơi xuống một cách thanh thoát. Hơn nữa, hãy để ý, quả cầu lông khi bay chỉ quay theo chiều kim đồng hồ.

Để có được cái độ thanh thoát và tinh tế như vậy, quả cầu lông cần phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Đầu tiên, trên một quả cầu cần có chính xác 16 sợi lông (thường ở Việt Nam dùng lông vịt, còn các giải đấu lớn trên thế giới là lông ngỗng).

Và quan trọng hơn, những sợi lông đó phải là ở cánh bên trái.

Theo Paisan Rangsikitpho – cựu chủ tịch Liên đoàn cầu lông thế giới – thì lông bên cánh trái và cánh phải của ngỗng hay vịt đều không hề giống nhau.

Mẹ thiên nhiên đã thiết kế cho chúng một đôi cánh với những sợi lông chuyên biệt, cực kỳ phù hợp trong khí động học. Lông cánh trái dùng để đón gió từ bên trái, tương tự là lông bên phải.

Cấu tạo lông ở 2 cánh khác nhau gây ảnh hưởng đến độ xoáy của cầu

Chính vì thế, nếu quả cầu phải được làm từ lông ở cánh bên trái, nhằm đảm bảo rằng quả cầu sẽ xoáy theo chiều kim đồng hồ khi bay (khi nhìn từ góc người đón cầu).

Vậy tại sao không dùng lông cánh phải, hoặc dùng cả 2 bên?

Bởi vì nếu sử dụng lông của cả 2 cánh, quả cầu sẽ không thể xoáy khi bay, mà trở nên lắc lư, lảo đảo với quỹ đạo khó lường.

Nhưng nếu vậy thì tại sao chúng ta không dùng lông ở cánh phải? Rangsikitpho giải thích rằng, nếu dùng lông ở cánh phải, quả cầu sẽ xoáy ngược chiều kim đồng hồ và trở nên thiếu ổn định. Hơn nữa, do từ xưa đã sử dụng cầu làm từ lông cánh trái, nên bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các vận động viên.

Ngoài ra, quả cầu còn có một sự tinh tế khác xuất phát từ những người làm ra chúng. Đó là những con ngỗng sẽ không bị giết để lấy lông. Người ta chỉ gây mê chúng, sau đó giật lông từ cánh trái để làm cầu. Nếu con ngỗng chưa “bất tỉnh” hẳn, họ sẽ không được phép làm điều đó.

Bạn thấy đấy, quả cầu lông là một sự tinh tế bất ngờ đúng không?

4. Bất ngờ thứ tư: Vợt cầu lông nhẹ chỉ hơn nữa cái điện thoại bạn cầm một xíu

Chúng ta thường nghĩ cái điện thoại bé tý đang cầm trong tay là nhẹ lắm rồi (vd Samsung S10 nặng 150gram, Iphone 11 nặng 194gram), tuy nhiên cây vợt cầu lông hiện nay được chế tạo với vật liệu carbon cao cấp chỉ nhẹ khoảng hơn 70gram đến tầm 100gram mà thôi. Ở Việt Nam, với thể hình trung bình của người Châu Á, trọng lượng vợt phổ biến nhất là khoảng 80-85 gram. Rất bất ngờ đúng không? Cây vợt to thế mà chỉ nặng cỡ nữa cái điện thoại mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *